Các Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm Nhà Phố
Ở các thành phố lớn hiện nay, việc thiết kế và thi công nhà phố có tầng hầm đã trở nên rất phổ biến. Việc nhà phố có thêm tầng hầm là giải pháp giúp cho các chủ đầu tư có thêm không gian để làm kho lưu trữ hoặc làm khu vực để xe để tăng diện tích sử dụng của các tầng phía trên.
Khi thi công thì biện pháp thi công tầng hầm nhà phố là một thủ tục không thể thiếu để được cấp phép xây dựng nhà có tầng hầm và đây là bài toán không dễ đối với các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Bởi vì tầng hầm luôn nằm phía dưới lòng đất nên việc thi công tầng hầm luôn đi đôi với việc thi công đào đất. Khi thi công thì việc đảm bảo an toàn thi công tầng hầm cũng là một vấn đề lớn. Công việc sẽ khó khăn hơn nếu vị trí thi công nằm ở khu vực đông dân cư và vị trí khu vực thi công có thêm các tòa nhà khác. Để xử lý ổn thỏa viêc thi công nhà có tầng hầm này thì đòi hỏi đơn vị thi công phải có nhiều kinh nghiệm.
Có rất nhiều giải pháp thi công nhà có tầng hầm. Thông thường, các đơn vị thi công sẽ sử dụng các biện pháp sau đây:
1. Đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên
Đây là phương pháp có từ xưa và rất phổ biến hay dùng khi chiều sâu hố đào không lớn, với đất dính (đất có góc ma sát trong lớn), có mặt bằng thi công rộng rãi.
Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu đặt móng. Tùy thuộc vào độ sâu hố đào, tình hình địa chất thủy văn, khối lượng đất cần đào, khả năng cung cấp máy móc thiết bị và nhân lực của đơn vị thi công mà quyết định dùng phương pháp thủ công hay cơ giới.
Sau khi đất được đào xong sẽ tiến hành làm nhà theo trình tự thông thường từ dưới lên trên. Thi công theo phương pháp này thường gây ra mất ổn định thành hố đào, gây ra hiện tượng lún sụt vùng chung quanh hố đào.
Để khắc phục hiện tượng lún sụt vùng chung quanh hố đào, chúng ta cũng có thể gia cố bằng thành tường đất bằng cừ tràm, các cọc bê tông hoặc cọc thép đóng thưa sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc để giữ đất, dùng cọc khoan nhồi khoan liền nhau để tạo thành vách để ổn định thành hố đào.
Ưu điểm của phương pháp này
- Thi công đơn giản
- Độ chính xác cao
- Giải pháp kiến trúc và giải pháp kết cấu không phức tạp
- Xử lý chống thấm và lắp đặt mạng lưới kỹ thuật dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp này
- Khi chiều sâu hố móng lớn đặc biệt nếu lớp đất bề mặt yếu thì rất khó khăn trong thi công
- Nếu không dùng tường cừ thì yêu cầu mặt bằng phải rất lớn mới đủ để mở rộng taluy cho hố đào
- Thời gian thi công cũng bất lợi vì thường kéo dài bởi ảnh hưởng các yếu tố thời tiết
- Dễ gây lún nứt, nguy hiểm cho các công trình lân cận, nhất là trong thành phố đối với các công trình xây chen.
2. Biện pháp thi công tầng hầm nhà bằng giải pháp làm tường chắn đất
Một trong những biện pháp thi công phổ biến của hình thức thi công này là biện pháp thi công tầng hầm bằng cừ Larsen.Trước khi thi công đào đất người ta tiến hành thi công phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao này đến đáy của tầng hầm.
Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì người ta cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi đồng thời với thi công tường bao.
Các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.
3. Biện pháp thi công tầng hầm Top Down
Để khắc phục việc kéo dài thời gian thi công thì các đơn vị thi công còn có giải pháp đó là lập biện pháp thi công tầng hầm top down. Với biện pháp thi công này thì công trình sẽ được thi công từ phần tầng trệt đi lên. Khi bê tông tầng trệt đạt cường độ thì sẽ tiếp tục thi công từ phần tầng trệt xuống dưới hầm.
Ưu điểm của biện pháp thi công này là sẽ rút ngắn được thời gian thi công. Ngoài ra, còn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho hệ thống chống và cốp pha sàn.
Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp thi công này là thi công khá phức tạp. Rất khó để cơ giới hóa khi đào đất. Không gian thi công chật hẹp. Điều kiện thi công kín nên yêu cầu phải có thông gió và ánh sáng hỗ trợ đầy đủ.
4. Kết luận
Giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng gắn bó chặt chẽ với nhau do đặc điểm thiết kế kết cấu công trình tầng hầm phụ thuộc vào công nghệ thi công. Do đó giải pháp thi công tổng thể cần được lựa chọn ngay từ khâu thiết kế công trình.
Công nghệ thi công hiện nay khá là đa dạng. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.
Về mặt kinh tế, công trình tầng hầm có thể gây lãng phí nếu lựa chọn giải pháp thiết kế, thi công không phù hợp với đặc điểm dự án.
Về mặt kỹ thuật, đây là dạng công trình phức tạp; thi công dưới sâu, dễ xảy ra sự cố và các công trình liền kề. Vì vậy, công việc thiết kế, thi công, giám sát thi công phải đặc biệt chú trọng.
5. Tại Sao Chọn LACO
Việc thiết kế và thực thi biện pháp thi công tầng hầm nhà phố trong xây dựng ngày càng được các chủ đầu tư quan tâm bởi tính tiện dụng và thực tế trong đô thị. Mong rằng qua bài viết này các chủ đầu tư có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi xây công trình.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng nhà ở và xây dựng văn phòng, Xây Dựng LACO rất chú tâm và không ngừng hoàn thiện để giúp các chủ đầu tư có được một công trình hoàn thiện thông thoáng, đầy ánh sáng tự nhiên và tận dụng tối đa diện tích sàn sử dụng.
Hy vọng, những chia sẽ về các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố của chúng tôi sẽ giúp cho các chủ đầu tư có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng cho mình một công trình như ý.
Xem thêm: Tiết Lộ Cách Xin Giấy Phép Xây Dựng Văn Phòng Có Tầng Hầm Nhanh Chóng Và Chính Xác Nhất.
Mọi thắc mắc trong việc xin giấy phép và xây dựng nhà, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG LACO
Địa chỉ: 564 Xa Lộ Hà Nội, P. Phước Long A, Quận 9, TPHCM
Hotline: 0909 311 244 (GĐ Nguyễn Đức Tú).
Email: xaydunglaco@gmail.com
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ