CÁC QUY ĐỊNH XÂY DỰNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ

CÁC QUY ĐỊNH XÂY DỰNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ

Bạn Đang Có Nhu Cầu xây dựng tầng hầm nhà phố? Và bạn đang quan tâm về các quy định xây dựng tầng hầm nhà phố?

Xây dựng tầng hầm khi xây dựng nhà phố là một vấn đề rất quan trọng của các gia chủ. Bởi vì chi phí khi xây dựng tầng hầm chiếm một tỷ lệ đáng kể trong toàn bộ chi phí xây dựng. Ngoài ra, vấn đề thi công sao cho chất lượng thì gia chủ cũng phải đắn đo, suy nghĩ. Vì thế, thiết nghĩ để hiểu và tiết kiệm thời gian, thì gia chủ nên tìm hiểu kỹ quy định xây dựng tầng hầm nhà phố để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

1. Quy định về số tầng hầm.

Theo quy chuẩn của Bộ Xây Dựng, chiều sâu tầng hầm để xe không quá 5 tầng. Số tầng hầm của mỗi kiến trúc có thể giống hoặc khác nhau tùy theo từng mục đích sử dụng. Thông thường, đối với kiến trúc nhà ở sẽ xây dựng 1 tầng hầm. Đối với những công trình có diện tích lớn sử dụng với mục đích thương mại thường xây từ 2 – 3 tầng hầm để xe.

 


vIDEO tƯ vẤN tầng hầm

2. Quy định chiều cao tầng hầm.

Theo quy định của Bộ Xây Dựng, chiều cao của 1 tầng hầm tối thiểu là 2,2m đồng thời chiều cao đường dốc của hầm cũng phải tương ứng tối thiểu 2,2m. Chiều cao này đảm bảo phù hợp với thiết kế công trình biệt thự và nhà phố có tầng hầm. Để đảm bảo sự thuận tiện cần phải tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và chiều cao của các loại xe có thể lưu thông trong hầm mà lựa chọn độ cao dốc phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý quá trình thiết kế cột, đà trong tầng hầm. Nếu tầng hầm có nhiều đà thì sẽ làm giảm độ cao xuống 20 – 30cm. Điều này khiến cho tầng hầm bị bít và bí, lưu thông xe ô tô gặp khó khăn. Do vậy, một tầng hầm có độ cao hợp lý và an toàn tối thiểu là 2,2m để thoải mái cho người sử dụng.


YÊU CẦU BÁO GIÁ Tầng Hầm !

3. Một số quy định xây dựng tầng hầm nhà phố

Theo quy định tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh, quy định 3 vấn đề liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có tầng hầm, bán hầm như sau:

    • Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
    • Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
    • Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.

4. Độ dốc tầng hầm nhà phố bao nhiêu?

Theo quy định của Bộ Xây Dựng, các công trình xây dựng nói chung và nhà phố nói riêng thì độ dốc tầng hầm không quá 15% – 20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc đảm bảo cho phương tiện giao thông.

Ví dụ, chiều sâu của hầm là 1m, thì chiều dài của dốc hầm không được < 6m. Việc tuân thủ đúng quy định về độ dốc tầng hầm giúp đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.

Với dốc cong thì độ dốc thường được thiết kế không vượt quá 13% và các đường dốc thẳng thường là 15%.

Đối với các nhà phố ngắn, có diện tích hẹp, không có sân, sát ngay mặt đất thì độ dốc khoảng từ 20 – 25%. Với độ dốc này, cứ đi vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.

Độ dốc tầng hầm không được vượt quá 15-20% so với chiều cao tầng hầm.

5. Xây dựng tầng hầm cần lưu ý một số vấn đề sau.

  • Về chiều sâu: Xây bán hầm, thông thường đào xuống độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên; còn xây hầm thì sâu phải 1,5m trở lên. Vậy để thi công được tầng hầm hay bán hầm buộc phải đào đất cả công trình, trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m.
  • Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào. Tuy nhiên công đoạn chống thấm phải được xử lý kỹ và đúng kỹ thuật thì mới có thể thoát nước ra đường cống công cộng.
  • Ngay dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm, thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa tràn và dẫn sang lỗ ga. Từ lỗ ga này thiết kế máy bơm nước, bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập.
  • Các giải pháp thông khí và ánh sáng cũng như kết cấu của tầng hầm cần đảm bảo sao cho thoải mái, thoáng đãng và cân đối.
Ramp dốc tầng hầm cần được thiết kế các rãnh thu nước giúp bề mặt tầng hầm được khô ráo.
Trên đây là những quy định xây dựng tầng hầm nhà phố mà các chủ đầu tư cần quan tâm khi thiết kế và thi công công trình. Việc tuân thủ những quy định này sẽ tránh được những rủi ro và đảm bảo mang lại sự an toàn cho người sử dụng.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng nhà ở và xây dựng văn phòng, Xây Dựng LACO rất chú tâm và không ngừng hoàn thiện để giúp các chủ đầu tư có được một công trình hoàn thiện thông thoáng, đầy ánh sáng tự nhiên và tận dụng tối đa diện tích sàn sử dụng.

Hy vọng, những chia sẽ về các quy định xây dựng tầng hầm nhà phố của chúng tôi sẽ giúp cho các chủ đầu tư có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng cho mình một công trình như ý.

Xem thêm: Tiết Lộ Cách Xin Giấy Phép Xây Dựng Văn Phòng Có Tầng Hầm Nhanh Chóng Và Chính Xác Nhất


Công trình có tẦNG hẦM

Văn Phòng Hiện Đại 11x20m Quận 9

Chủ Đầu Tư: Chú Tám - Quận 9 (Cũ)
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 11x20m, 1 Hầm 4 Lầu
Năm Xây Dựng: 2024

Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng 6 Tầng

Chủ Đầu Tư: Anh Quang - Tân Bình
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 5 Lầu
Năm Xây Dựng: 2023

Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng Cho Thuê

Chủ Đầu Tư: Cô Trinh - Bình Thạnh
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 5 Lầu
Năm Xây Dựng: 2022

Văn Phòng Hiện Đại Chị Hạnh Q9

Chủ Đầu Tư: Chị Hạnh - Quận 9
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 5 Lầu
Năm Xây Dựng: 2020

Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng Hiện Đại

Chủ Đầu Tư: Anh Việt - Quận 7
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 4 Lầu
Năm Xây Dựng: 2024

Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng

Chủ Đầu Tư: Chị Hà - Quận 2 (Cũ)
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 4 Lầu
Năm Xây Dựng: 2019

5/5 - (3 bình chọn)

engage

Get the coolest tips and tricks today

This ebook will change everything you ever thought about relationships and attachment. Find the secret to connecting better and faster