Sàn nhà bị rung phải xử lý như thế nào?
Hiện tượng sàn bê tông bị rung lắc xảy ra khá phổ biến ở các công trình vì những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi lý do tại sao sàn nhà bị rung? Sàn nhà bị rung là tình trạng xảy ra khi sàn nhà không ổn định và nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến an toàn của gia chủ. Bài viết dưới đây Xây Nhà Trọn gói LACO sẽ giải đáp thắc mắc vì sao và cách xử lý sàn bê tông bị rung hiệu quả nhé!
Nguyên nhân sàn bê tông bị rung
Nguyên nhân của sàn nhà bị rung có thể bao gồm: thiết kế không đúng, vật liệu kém chất lượng, sử dụng không đúng cách hoặc không bảo trì đúng cách. Sàn nhà ổn định là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của nhà. Việc giữ cho sàn nhà ổn định cũng có thể giúp giảm thiểu tiếng ồn và rung động khi sử dụng các thiết bị gia đình, điều hòa không khí hoặc các thiết bị khác.
Lỗi trong kỹ thuật thi công sàn bê tông:
- Sử dụng bê tông kém chất lượng hoặc không đúng tỉ lệ pha trộn, sàn bê tông quá mỏng, thợ đóng cốp pha sàn không kỹ, cao độ không bằng nhau làm cho chất lượng bê tông kém.
- Thi công ô sàn quá lớn. Cần tăng lượng thép cho sàn, mật độ thép dày để sàn có khả năng chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên, sẽ gây ra một khoản chi phí lớn cho vật tư và làm tăng trọng lượng sàn.
- Không thực hiện đúng quy trình lắp đặt các bộ phận cố định: thanh chống, băng keo, đinh tán, ốc vít, đặt thép sai kỹ thuật. Khi thiết kế, có 2 cách để đặt thép đúng.
+ Cách 1: tại vị trí chịu lực, ta tăng cường thép và cắt bớt thép tại vị trí không chịu lực.
+ Cách 2: Thiết kế ô sàn sắt gồm 2 lớp: 1 lớp dưới và 1 lớp trên. Cần tạo khoảng trống giữa 2 lớp này.
- Không kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng các bộ phận. Nếu sàn nhà bê tông bị nứt một mảng lớn, độ bền và sức chịu lực của sàn sẽ giảm. Thường xuyên tưới “no nước” để sàn được giữ ẩm. Sau khi đổ bê tông, hạn chế đi lại, chuyển động mạnh trên sàn tránh làm hỏng quá trình khô và làm mất tính đồng đều của bề mặt sàn.
- Không tuân thủ quy trình lắp đặt sàn nhà. Nếu xây nhà trên đất yếu và không đóng đủ cọc để chịu lực, sẽ dẫn đến hiện tượng rung lắc sàn nhà. Trường hợp xây các tòa nhà cao tầng, tỉ lệ móng với chiều cao của nhà cần được tính toán để tránh gây ra rung lắc.
Tác động từ bên ngoài khiến sàn nhà bị rung:
- Chấn động mạnh gây ra sàn nhà rung lắc, đóng vết nứt trên sàn.
- Lưu lượng giao thông qua lại, đặc biệt là xe tải, xe container có tải trọng lớn, gây rung lắc sàn nhà.
- Tiếng ồn từ các thiết bị máy móc, thiết bị âm thanh trong nhà, gây rung lắc sàn nhà.
- Khi xây dựng trên các vùng đất yếu như đầm lầy, vùng trồng lúa đã được san lấp, việc đóng cọc sâu hơn bình thường là cần thiết để tăng độ ổn định của nền nhà.
Tuy nhiên, kể cả khi đóng đủ cọc để chịu lực, khi có xe tải trọng lớn đi qua, vùng đất đó vẫn có thể bị rung lắc do đất bùn lỏng ở dưới nền nhà. Do đó, cần có các biện pháp khác như cải tạo đất để giảm thiểu tác động của rung lắc trên nền nhà.
Tuổi đời của sàn nhà bê tông:
- Sàn nhà đã sử dụng quá lâu, mất tính năng đàn hồi, chịu lực kém, dễ bị rung lắc.
- Sàn nhà chưa được bảo dưỡng định kỳ, làm cho các bộ phận cố định bị giảm chắc chắn, gây rung lắc sàn nhà.
Các nguyên nhân khác làm sàn nhà bị rung:- Sàn nhà không được xây dựng đúng kỹ thuật, không có khung kèo cố định, không cân bằng độ cao, dẫn đến sàn nhà bị rung lắc.
- Thiết kế không phù hợp, không tính đến yếu tố rung lắc khi xây dựng, dẫn đến sàn nhà bị rung lắc.
Với những nguyên nhân này, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra sàn nhà bị rung để có cách khắc phục thích hợp.
Sàn bê tông bị rung có ảnh hưởng đến kết cấu nhà hay không?
Khi sàn nhà bị rung hoặc sàn bê tông bị rung, phần đỉnh và chân của công trình thường xuất hiện các lực vặn và xoắn tương tự như khi sử dụng đòn bẩy để nâng hoặc di chuyển vật nặng. Những lực này sẽ tác động lên toàn bộ kết cấu công trình và mức độ ảnh hưởng tỉ lệ thuận với chiều cao của công trình.
Lực rung có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của các vật liệu kết cấu. Nếu lực này đủ lớn, nó có thể khiến vật liệu mất tính ổn định, dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt nhỏ trên bề mặt. Những vết nứt này ban đầu rất nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường nhưng vẫn gây suy giảm chất lượng kết cấu.
Trong trường hợp sàn bê tông có hiện tượng rung kéo dài mà không được xử lý kịp thời, các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Các cấu kiện liên kết như sàn, tường, và cột sẽ bắt đầu xuất hiện các vết nứt lớn hơn, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Những vết nứt này sẽ lan rộng và ăn sâu hơn vào kết cấu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực và ổn định của công trình.
Nếu hiện tượng rung tiếp diễn mà không có biện pháp khắc phục, các vết nứt sẽ làm suy yếu sự liên kết giữa các cấu kiện. Điều này không chỉ làm giảm khả năng chịu rung động của công trình mà còn tiềm ẩn nguy cơ phá hủy toàn bộ kết cấu, dẫn đến những hậu quả nguy hiểm và không thể lường trước.
Cách xử lý sàn nhà bị rung lắc
Trước khi xử lý sàn nhà bị rung, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để áp dụng biện pháp hợp lý nhất. Một trong những biện pháp tham khảo để khắc phục sàn bê tông bị rung là tăng chiều dày cho sàn. Tuy nhiên, việc tăng chiều dày sàn cũng sẽ tăng tải trọng bản thân của công trình. Do đó, cần phải đánh giá khả năng chịu lực của hệ dầm và cột hiện hữu trước khi áp dụng biện pháp này. Hiện nay, có 3 cách thường áp dụng để tăng chiều dày của sàn bê tông.
Sử dụng tấm bê tông nhẹ lắp ghép
Một giải pháp để khắc phục sàn nhà bị rung là sử dụng các tấm bê tông nhẹ. Loại vật liệu này được lắp ghép trực tiếp trên bề mặt sàn bê tông hiện có.
Ưu điểm của những tấm bê tông này là có khối lượng nhẹ, quá trình thi công nhanh chóng, chỉ 7cm nên không chiếm nhiều diện tích. Bên cạnh đó, nó còn có độ ổn định cao, chịu tải tốt và có khả năng chống nóng, chống cháy tốt.
Việc sử dụng tấm bê tông nhẹ và cốt thép gia cường chống ăn mòn bên trong sẽ giúp kết cấu của sàn nhà trở nên ổn định hơn. Sử dụng loại vật liệu này không chỉ khắc phục được vấn đề rung sàn mà còn cách âm, chống cháy, cải thiện không gian sống.
Đổ thêm lớp bê tông phụ
Một giải pháp để gia cố sàn bê tông hiện có là đổ thêm một lớp bê tông phía trên. Chiều dày của lớp bê tông này thường là 4cm, và có trường hợp đổ lớp bê tông bên dưới sàn với chiều dày 7cm. Tuy nhiên, để tăng độ bám dính giữa hai lớp bê tông cũ và mới, cần phải đục, vệ sinh và tạo nhám bề mặt sàn bê tông đã có và sử dụng phụ gia, đổ sika tạo liên kết.
Đây là phương pháp truyền thống, dễ làm nhưng lại rất tốn thời gian và khó kiểm soát chất lượng. Hơn nữa, lớp bê tông thêm này có tải trọng lớn gấp 3 lần so với sử dụng các tấm bê tông nhẹ, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ kết cấu của căn nhà, bao gồm khung dầm, cột và nền móng.
Dán thêm các tấm sợi carbon cường độ cao
Đây là phương án mới ít người sử dụng, dán các tấm sợi carbon hay còn gọi là lưới gia cường. Để dán được cần đục bỏ bê tông hiện hữu, được liên kết với sàn bê tông bằng keo epoxy chuyên dụng. Trong khi thi công phải tính toán kỹ lưỡng và thiết kế phù hợp số lượng tấm sợi carbon cho tùy trường hợp hệ sàn khác nhau.
Ưu điểm là thi công nhanh, trọng lượng nhẹ, độ bền cao, chống rung tốt và không bị ăn mòn bởi hóa chất và oxi hóa. Vì thế, nhược điểm lớn nhất của những tấm carbon này chính là giá thành khá cao.
Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý sàn nhà bị rung hiệu quả. Nếu không có kinh nghiệm trong việc kiểm soát thi công, bạn cần tìm đến các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng để được tư vấn và hỗ trợ. Xây Nhà Trọn Gói LACO tự tin với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và xây nhà trọn gói sẽ đem đến những giải pháp tốt nhất và an toàn nhất cho bạn.
Xem video giải thích chi tiết: Tại Sao Sàn Nhà Bị Rung? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý!
XÂY DỰNG LACO – Top 10 Công Ty Xây Nhà Trọn Gói Uy Tính Tại TP. HCM Và Các Tỉnh Lân cận 2024
Nếu bạn muốn sở hữu một ngôi nhà với không gian sống hiện đại tiện nghi. Đến với xây dựng Laco bạn còn được tư vấn thiết kế mẫu nhà phố đẹp và phù hợp nhất cùng dịch vụ xây nhà trọn gói với đội ngũ kỹ sư tâm huyết, giàu kinh nghiệm sẽ cùng quý chủ đầu tư kiến tạo những công trình riêng của mình.
Tại Sao Lại Lựa Chọn Xây Dựng LACO
Xây dựng LACO là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng nhà trọn gói , chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những ngôi nhà Thoáng, Sáng, Mát Và Năng Lượng Cao. Chúng tôi không chỉ đơn thuần xây dựng ngôi nhà mà còn tạo ra một không gian sống lý tưởng, mang lại sự thoải mái và hài lòng tuyệt đối cho gia đình bạn.
Tầm nhìn của LACO là Xây Nhà Trọn Gói Tiêu Chuẩn Nhật, Nhưng Với Mức Giá Phù Hợp Với Thị Trường Việt Nam. Chúng tôi hiểu rằng xây dựng nhà là một quyết định quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với mỗi gia đình. Với sự kết hợp giữa chất lượng hàng đầu và giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn đem đến cho khách hàng những giải pháp xây dựng nhà trọn gói chất lượng cao, đáng tin cậy và đáp ứng được mọi nhu cầu của họ.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, Xây dựng LACO cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn Xin phép xây dựng -> Thiết kế kỹ thuật -> Xây Dựng Thô, Hoàn Thiện -> Hoàn Công ra sổ hồng. . Chúng tôi luôn đặt mục tiêu vượt qua sự mong đợi của khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tín nhiệm và sự hài lòng.
Thông Tin Liên Hệ Xây Dựng LACO
————————————————–
Công trình nhà phố hiện đại
Văn Phòng Hiện Đại 11x20m Quận 9
Chủ Đầu Tư: Chú Tám - Quận 9 (Cũ)
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 11x20m, 1 Hầm 4 Lầu
Năm Xây Dựng: 2024
Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng 6 Tầng
Chủ Đầu Tư: Anh Quang - Tân Bình
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 5 Lầu
Năm Xây Dựng: 2023
Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng Cho Thuê
Chủ Đầu Tư: Cô Trinh - Bình Thạnh
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 5 Lầu
Năm Xây Dựng: 2022
Văn Phòng Hiện Đại Chị Hạnh Q9
Chủ Đầu Tư: Chị Hạnh - Quận 9
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 5 Lầu
Năm Xây Dựng: 2020
Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng Hiện Đại
Chủ Đầu Tư: Anh Việt - Quận 7
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 4 Lầu
Năm Xây Dựng: 2024
Nhà Ở Kết Hợp Văn Phòng
Chủ Đầu Tư: Chị Hà - Quận 2 (Cũ)
Phong Cách: Hiện Đại
Quy Mô: 1 Hầm 4 Lầu
Năm Xây Dựng: 2019